Tết Nguyên đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất, lâu đời nhất của dân tộc Việt Nam. Đây là dịp đoàn viên của những người con xa quê, là cơ hội để gia đình sum họp, người thân, bạn bè gặp mặt, cùng chúc nhau những điều tốt đẹp trong năm mới.
Và Tết chính là dịp giúp người Việt ta gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc. Hãy cùng Hải Vân tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc nhất trong mùa Tết Nguyên đán của người Việt ta.
Thăm mộ gia tiên, tri ân cội nguồn
Các cụ ta có câu: "Con người có tổ có tông. Như cây có cội, như sông có nguồn".
Truyền thống tâm linh người Việt tin rằng, năm mới đến là sự khởi đầu của mọi điều mới nên tất cả đều cần được trang hoàng, ngay cả nơi an nghỉ của ông bà, tổ tiên.
Do vậy bắt đầu từ khoảng rằm tháng chạp là người dân ở các địa phương sẽ cùng con cháu ra thăm phần mộ gia tiên, sửa sang, bài trí hay trồng thêm hoa mới. Đây không chỉ là phong tục lâu đời của Người Việt mà còn thể hiện nét đẹp của “đạo hiếu" trong văn hóa Việt Nam; bày tỏ sự thành kính tri ân, tưởng nhớ cội nguồn cũng là cầu nối giao thoa giữa người hiện hữu và người đã khuất. Đồng thời cũng là dịp để chỉ dạy cho các thế hệ cháu con nét đẹp văn hóa của dòng họ, luôn ghi nhớ công ơn của các đấng sinh thành.
Trang trí, sửa soạn nhà cửa sáng bừng sắc Xuân
Người Việt quan niệm, Tết là phải tinh tươm, sạch sẽ. Do vậy mà sau một năm bận rộn, Tết là dịp để cả gia đình, lớn bé hội ngộ, cùng nhau lau dọn nhà cửa, sắp xếp sân vườn; trang hoàng ban thờ gia tiên, phòng khách sao cho thật gọn gàng, thật rực rỡ.
Công việc dọn dẹp ngày Tết còn có ý nghĩa quan trọng, để chuẩn bị tiễn năm cũ đi và đón năm mới đang tới với nhiều niềm vui, niềm hy vọng mới.
Tùy theo văn hóa vùng miền, mỗi gia đình sẽ chọn cho mình những tiểu cảnh, hoa trái và trưng lên chơi suốt những ngày Tết.
Gói bánh chưng, bánh tét - Nét đẹp không thể thiếu trong Tết Nguyên đán
Bánh chưng, bánh tét là thức bánh truyền thống từ thời Hùng Vương, một thức bánh gắn liền với nền văn minh lúa nước và thuận mỹ với người Việt ta.
Cứ mỗi dịp Tết đến, dù giàu hay nghèo, dù nông thôn hay thành thị, ai nấy cũng đều phải lo cho được một nồi bánh chưng để tạ ơn trời đất, tạ ơn Mẹ thiên nhiên và gia tiên tiền tổ đã cho mưa thuận gió hòa, cho năm hết Tết sang nhà nhà an ấm.
Có thể nói, bánh chưng còn là đặc sản, là tinh hoa ẩm thực Việt. Trong mỗi chiếc bánh chưng hội tụ đủ hương thơm của vùng miền; hương lá dong, hương gạo nếp, đậu xanh, hương thịt mỡ, tiêu cay,…vv, hòa quyện trong lửa củi để cho ra hương vị đặc trưng chỉ Việt Nam mới có.
Gói bánh chưng và công tác chuẩn bị luôn là khoảng thời gian đầy háo hức của trẻ nhỏ. Mỗi người một việc, từ rửa lá, vo gạo, đến chẻ giang, đãi đỗ,…tất cả tạo nên không khí đoàn viên, ấm áp đầy yêu thương.
Vì thế gói bánh chưng là một nét đẹp không thể thiếu trong Tết Nguyên đán.
Cúng Ông Công, ông Táo thể hiện lòng tin vào quy tắc ứng xử.
Thần Táo quân là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, ngoài ra còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho mỗi gia đình. Vì vậy, phong tục cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ thần Bếp chuyên cai quản việc bếp núc.
Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới trong suốt năm qua.
Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày 23 tháng chạp, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả. Việc thả cá chép có ngụ ý "cá vượt vũ môn" hay "cá chép hóa rồng". Cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công. Đồng thời cũng mong muốn năm mới mọi sự an vui, tấn tới.
Bữa cơm tất niên - Bữa cơm đoàn viên ấm áp
Tiệc tất niên là bữa tiệc đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và để chào đón năm mới với mong ước rằng những điều tốt đẹp, may mắn, hạnh phúc và thành công sẽ đến với chúng ta.
Bữa cơm tất niên chiều 30 Tết là khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình. Là bữa cơm đoàn viên, gắn kết mọi thành viên, các thế hệ trong gia đình. Theo quan niệm xưa, gia đình nào càng đông đủ các thế hệ cùng dự bữa tất niên chứng tỏ gia đình đó “phúc lộc đề đa”, càng có nhiều may mắn.
Theo phong tục tập quán ở mỗi vùng miền, mâm cơm tất niên sau khi dâng cúng đến gia tiên sẽ được xin lộc và cả gia đình nhiều thế hệ cùng quây quần chung vui bữa ăn Tết đó.
Ngoài ra, nét đẹp văn hóa ngày Tết của Người Việt còn có các nghi thức rất quan trọng như:
Tất cả đều nhằm trao gửi ước nguyện, thể hiện khát vọng và niềm tin của người Việt vào một ngày mai tốt đẹp, một năm mới may mắn, thịnh vượng; gia đình đoàn viên, cháu con thành đạt, lớn họ dài dòng, phúc lộc phú quý.
Và để công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán được chu toàn như ý, với những người con đang học tập, công tác xa nhà, lúc này đây cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho mình một tâm thế đặt vé xe Tết.
Hải Vân là đơn vị vận tải hành khách chất lượng hàng đầu tại Việt Nam, phục vụ khách hàng toàn quốc với xe liên tỉnh, xe đưa đón sân bay, xe du lịch lữ hành, xe vận chuyển hàng hóa,…Mỗi dịp Tết về Hải Vân luôn sẵn sàng đội ngũ, phương tiện để đưa đón khách hàng, người dân về quê ăn Tết, nỗ lực đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của hành khách.
Hiện tại với tuyến xe Tây Bắc, Hà Nội đi Điện Biên, Sơn La, Hải Vân đã lên lịch mở bán vé Xuân Giáp Thìn 2024, theo 3 đợt như sau:
Đợt 1: Từ 9h00 sáng ngày 8/01/2024 là thời gian đặt vé dành cho khách hàng có thẻ thành viên hạng Kim Cương.
Đợt 2: Từ 9h00 sáng ngày 11/01/2024 là thời gian đặt vé dành cho khách hàng có thẻ thành viên hạng Vàng.
Đợt 3: Từ 9h00, ngày 14/01/2024 trở đi là thời gian đặt vé dành cho tất cả khách hàng có nhu cầu đi lại trong dịp Tết.
Để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng, Hải Vân quy định mỗi khách hàng (số điện thoại) sẽ được đặt 04 vé trong khoảng thời gian đi từ 26/01/2024 - 26/02/2024.
Với các tuyến Vũng Tàu - Sân bay Tân Sơn Nhất, Tp.HCM; Phú Bài - Huế; Liên Khương - Đà Lạt, khách hàng có thể đặt trước vé qua #AppHAIVAN, tổng đài 1900 6763.
Tết Nguyên Đán 2024 đang đến gần, Hải Vân mong muốn bình an